Chat
Danh mục
Mạch cảm biến dùng CDS

Mạch cảm biến dùng CDS

Số lượng:
Thêm vào giỏ
Mạch cảm biến dùng CDS đã được thêm vào giỏ hàng


Mạch cảm biến kiểu này có nhiều sơ đồ khác nhau. Đây là một mạch cơ bản dùng Opamp LM741.
Dùng LM324 cũng được nhưng nó không nhạy bằng LM741

Sơ đồ nguyên lý: Mạch cảm biến trời tối đèn sáng - CDS là con2
  

1. Nguyên lý hoạt động:
- Khi có ánh sáng chiếu vào quang trở CDS bình thường (ban ngày), thì điện trở trên CDS là rất nhỏ nên cho dòng dương (Vcc) đi qua làm áp tại ngõ vào âm (-) của Opamp tăng lên, tăng đến khi áp cao hơn ở ngõ vào dương => Lúc này ngõ ra của Opamp là mức thấp. Dòng này qua transistor bị đảo pha thành mức cao, mặc khác một chân kia của Rơle đã ở mức cao nên Rơle không đóng => đèn không sáng.

- Khi trời tối, cường độ ánh sáng chiếu vào quang trở giảm => điện trở qua quang trở tăng, dòng dương qua CDS giảm nên áp tại ngõ vào âm của Opamp giảm theo, giảm đến khi áp tại đây thấp hơn áp tại ngõ vào dương thì ở ngõ ra của Opamp lập tức lên mức cao. Dòng này qua transistor bị đảo pha thành mức thấp nên làm Rơle đóng => đèn sáng. 
2. Chức năng linh kiện:
- Opamp LM741: so sánh tín hiệu.
- VR: chỉnh độ nhạy
- R2, R3: là cầu chia áp cho Opamp hoạt động.
- R5: hạn dòng cho Transistor Q1
- R4: cùng với R5, R6 phân áp cho transistor hoạt động
- D1: Diode dùng để chống dòng đánh ngược trong lúc Rơle vừa chuyển sang trạng thái hở tiếp điểm.
- Q1: Mục đích chính là khuyếch đại tín hiệu cấp dòng cho Rơle. Nó còn có tác dụng đảo pha (mắc E chung) nên ta phải tính toán vị trí quang trở lúc đầu cho mạch hoạt động chính xác.