Chat
Danh mục
Tutorial cơ bản học 89xx qua 3 phần

Tutorial cơ bản học 89xx qua 3 phần

Số lượng:
Thêm vào giỏ
Tutorial cơ bản học 89xx qua 3 phần đã được thêm vào giỏ hàng


Để tiện việc học tập trên lớp và tự tìm hiểu VĐK 89S52 , tôi xin viết bài này để các bạn sinh viên mới làm quen VĐK tiện việc tham khảo và nghiên cứu…giúp các bạn rút ngắn thời gian nghiên cứu học tập. Trong phần này, tôi dùng tài liệu chính là datasheet 89S52 và sách ‘Họ Vđk 8051 của Th.S. Tống Văn On)
Trình tự học gồm 3 bài:

Bài 1. Bộ nhớ và một số thanh ghi đặc biệt
- Cấu trúc bộ nhớ
- Tập lệnh và mẫu soạn thảo chương trình ASM
- Ngôn ngữ cấp thấp
- Ứng dụng các lệnh vào các chương trình cụ thể: chương trình nhỏ
- Tìm hiểu về cách viết lưu đồ giải thuật các chương trình và thiết kế chương trình
Bài 2: Khảo sát và ứng dụng các chức năng đặc biệt của VĐK
- Timer/Counter: Timer 0, Timer 1, Timer 2, Capture, Auto Reload: Khảo sát timer , các thanh ghi điều khiển và viết các chương trình ứng dụng
- Phát thu nối tiếp (port nối tiếp): Khảo sát port nối tiếp, các thanh ghi điều khiển và viết chương trình ứng dụng.
- Ngắt (Interrupt): Khảo sát các ngắt, thanh ghi điều khiển ngắt và các chương trình ứng dụng.
Bài 3. Thi công mạch nạp 89SXXX & AVR qua cổng LPT

-----------------------------------------------------------
Bộ nhớ và thanh ghi chức năng đặc biệt

1. Vùng Ram:

(còn tiếp)
Có địa chỉ từ 00h-7Fh được chia làm 3 vùng: Vùng thanh ghi từ địa chỉ 00-1Fh chứa 4 bank thanh ghi R0..R7; vùng Ram có định địa chỉ bit từ 20h..2FH; vùng Ram đa dụng từ 30H đến 7Fh


---» Bổ Sung Bài Viết «---
Sơ đồ khối và sơ đồ chân
Vi điều khiển 8051 –> 89S52, sơ đồ khối, sơ đồ chân

1. Giới thiệu sơ lược
Vi điều khiển 8051 được Intel cho ra đời vào năm 1980 thuộc vi điều khiển đầu tiên của họ MCS-51. Hiện tại rất nhiều nhà sản xuất như Siemens, Advanced Micro Devices, Fusisu và Philips tập trung phát triển các sản phẩm trên cơ sở 8051.

Atmel là hãng đã cho ra đời các chip 89C51, 52, 55 và sau đó cải tiến thêm, hãng cho ra đời 89S51, 52, 89S8252…
Cấu hình 89S52:
+ 8KB bộ nhớ chương trình.
+ Dao động bên ngoài với thạch anh <24mhz .="." 12mhz.="12mhz." 89s52="89s52" anh="anh" ch="ch" i="i" ng="ng" span="span" th="th" v="v" y="y">
+ 256 Byte Ram nội.
+ 4 Port xuất nhập.
+ 3 Timer/ Counter 16 bit Timer 0,1,2. Timer 2 có các chức năng Capture/Compare.
+ 8 nguồn ngắt.
+ Nạp chương trình song song hoặc nạp nối tiếp qua đường SPI.
2. Sơ đồ khối
Hình 1. Sơ đồ khối họ 8051
- Về cơ bản thì các chip nêu trên giống nhau, chỉ có một số tính năng được cải tiến thêm. Các phiên bản về sau càng có nhiều khối tính năng đặc biệt hơn. Chúng ta xem bảng so sánh một số loại phổ biến như dưới đây.
Hình 2. Bảng so sánh cấu hình một số loại VĐK họ 8051

3. Sơ đồ chân 89S52
Hình 3. Sơ đồ chân 89S52

4. Chức năng các chân 89S52
P0,1,2,3 có chức năng cơ bản xuất/nhập.
+ Riêng P0, P2 còn có chức năng kết nối bộ nhớ mở rộng, sẽ được khảo sát trong phần mở rộng bộ nhớ.
+ P1: Chân T2 và T2EX dùng cho timer/ counter 2. Hai chức năng này sẽ khảo sát trong phần Timer. Chân SS\, MOSI, MISO, SCK truyền dữ liệu theo chuẫn SPI đồng thời có chức năng kết nối với mạch nạp chương trình. Xem hình sau:
Hình 4. Sơ đồ kết nối mạch nạp qua đường SPI 
+ P3: Tích hợp các chức năng đặc biệt. Xem bảng
+ Chân ALE, PSEN, WR\, RD\ dùng để kết nối bộ nhớ mở rộng.
+ Chân EA\ có chức năng chọn bộ nhớ chương trình: EA\=GND: Chọn bộ nhớ ngoại, EA\=VCC chọn bộ nhớ nội.
+ Chân Xtal1 và Xtal2 gắn với thạch anh.
Hình 5. Sơ đồ kết nối cơ bản để VĐK hoạt động

5. Kết nối VĐK 89S52 với một số ngoại vi đơn giản
+ VĐK giao tiếp led đơn và phím nhấn
Hình 6. VĐK giao tiếp led đơn và phím nhấn
+ Kết nối VĐK với Rơle
Hình 7. VĐK giao tiếp rơle-5V

+ Kết nối VĐK với LCD
Hình 8. VĐK giao tiếp phím nhấn và LCD

+ Kết nối VĐK với ma trận led
Hình 9. VĐK giao tiếp với ma trận led

---» Bổ Sung Bài Viết «---
Hướng dẫn thi công mạch nạp 89SXXX & AVR qua cổng LPT
Sơ đồ nguyên lý:

Hướng dẫn:

+ Danh mục linh kiện gồm:
1. 1 D1 LED đơn màu đỏ
2. 1 J1 CON6 (đầu cắm loại cái- cắm vào mạch ứng dụng vi điều khiển)
3. 1 P1 LPT DB25 (Cổng LPT 25 chân)
4. 2 R1,R2 1K
5. 4 R3,R4,R5,R6 10 OHm
6. 1 U1 74HC245
+ Vẽ mạch in gọn để bỏ vào trong vỏ cổng LPT- tốt nhất là mạch in có hình dang theo vỏ cổng LPT là đẹp nhất
Phần mềm nạp chương trình:
http://sourceforge.net/projects/ispp...3.exe/download
- sau khi cài đặt xong, bạn chạy chương trình và cài đặt theo hướng dẫn sau:
b1: Vào thẻ Setup và khai báo:
–> ISP CAP PIN OUT chọn LPT 378
–> Strobe1 = PIN 5
–> Strobe2 = NOT USE
–> RESET = PIN 9
–> MOSI= PIN 7
–> SCK = PIN 6
–> MISO = PIN 10
–>LED = NOT USED
chọn OK để kết thúc SETUP
b2: Chọn tần số FASTEST
b3: Chọn IC 89S51/52 nếu nạp chương trình cho 89S51/52
b4: CHọn thẻ File for programming flash để mở file.hex
b5: Chọn ERASE & Program All để nạp chương trình
Chú ý: nếu nạp không được thì click chuột vào ERASE & Program All để nạp lại

Theo dtvt.vn