Chat
Danh mục
Từng bước với Excel 2003 (Phần 11)

Từng bước với Excel 2003 (Phần 11)

Số lượng:
Thêm vào giỏ
Từng bước với Excel 2003 (Phần 11) đã được thêm vào giỏ hàng

12. Hàm LEFT:
Dùng để trả về ký tự tính từ bên trái của giá trị là chuỗi văn bản (text)
Cú pháp:
LEFT(nội dung,số ký tự)

Trong đó:
+ Nội dung có thể là văn bản hoặc địa chỉ của ô.
+ Số ký tự: nhập số, đây là số ký tự Excel sẽ lấy tính từ trái qua.
Ví dụ:
LEFT(“Thanh”,4) sẽ cho kết quả Than
LEFT(A1,5) sẽ lấy ra 5 ký tự của ô A1 tính từ trái qua, ví dụ nội dung ô A1 là Nguyễn thì sẽ lấy ra Nguyễ
13. Hàm RIGHT:
Dùng để trả về ký tự tính từ bên phải của giá trị là chuỗi văn bản (text)
Cú pháp:
RIGHT(nội dung,số ký tự)
Trong đó:
+ Nội dung có thể là văn bản hoặc địa chỉ của ô.
+ Số ký tự: nhập số, đây là số ký tự Excel sẽ lấy tính từ phải qua.
Ví dụ:
RIGHT(“Thanh”,4) sẽ cho kết quả hanh
RIGHT(A1,5) sẽ lấy ra 5 ký tự của ô A1 tính từ trái qua, ví dụ nội dung ô A1 là Nguyễn thì sẽ lấy ra guyễn
14. Hàm HLOOKUP:
Dùng để tìm kiếm giá trị của một hàng trong một bảng và trả về giá trị của một ô đã chỉ
Cú pháp:
HLOOKUP(Giá trị, vùng, số hàng, T/F)
Trong đó:
+ Giá trị: là giá trị cần tìm, giá trị này thường là của một ô cần đối chiếu.
+ Vùng: khu vực tìm kiếm.
+ Số hàng: Số thứ tự của hàng cần tìm trong khu vực tìm kiếm.
+ T/F: True hoặc False, giá trị này có thể có hoặc không, dùng để xác định có cần tìm kiếm chính xác hay không. Nếu giá trị là True hoặc bỏ qua thì kết quả là một giá trị gần đúng, nếu là False thìHLOOKUP sẽ tìm chính xác, nếu không thấy thì sẽ xuất thông báo #N/A.
15. Hàm VLOOKUP:
Dùng để tìm kiếm giá trị của một cột trong một bảng và trả về giá trị của một ô đã chỉ.
Cú pháp:
VLOOKUP(Giá trị, vùng, số hàng, T/F)
Trong đó:
+ Giá trị: là giá trị cần tìm, giá trị này thường là của một ô cần đối chiếu.
+ Vùng: khu vực tìm kiếm.
+ Số cột: Số thứ tự của cột cần tìm trong khu vực tìm kiếm.
+ T/F: True hoặc False, giá trị này có thể có hoặc không, dùng để xác định có cần tìm kiếm chính xác hay không. Nếu giá trị là True hoặc bỏ qua thì kết quả là một giá trị gần đúng, nếu là False thìVLOOKUP sẽ tìm chính xác, nếu không thấy thì sẽ xuất thông báo #N/A.
Ví dụ về hàm HLOOKUP VÀ VLOOKUP
Cho bảng tính sau:
Yêu cầu:
1. Căn cứ vào MANV và Bảng tên phòng ban, điền tên phòng ban ở cột P_BAN.
2. Căn cứ vào Chức vụ và Bảng phụ cấp chức vụ, tính tiền phụ cấp chức vụ cho cột PCCV.
Theo yêu cầu của câu số 1 thì bạn cần thực hiện hàm tại ô H4 (cột P_BAN) như sau:
Theo câu lệnh trên, Excel sẽ lấy giá trị của ô B4(cột MANV), đem so sánh với khu vực dãy ô từG17 đến I18 (dãy ô được khóa cứng bởi dấu $ để tránh khi dùng chức năng Fill Handle cho các ô phía dưới) và sẽ lấy giá trị dòng thứ 2 trong dãy ô phù hợp với giá trị ô B4 để điền vào ô H4. Khi xong câu lệnh và nhấp Enter bạn được kết quả:
Bây giờ bạn dùng chức năng Fill Handle để điền cho toàn bộ dãy ô ở cột P_BAN.
Tiếp theo câu 2, ở ô I4 (cột PCCV) bạn điền nội dung sau:
Tương tự câu lệnh HLOOKUP, nhưng tại câu lệnh VLOOKUP này, Excel sẽ lấy giá trị của ô G4(cột Chức vụ) so sánh với dãy ô từ B18 đến C22 (được đặt trong dấu $ để khóa cứng), kế đến lấy giá trị tương ứng của cột thứ 2 trong dãy ô này để điền vào ô I4. Xong bạn nhấp Enter và dùng chức năng Fill Handle để điền cho tất cả các ô trong cột PCCV.
Theo tip4pc.com